• Hình động trên cùng 1

Đây là kho tư liệu quý hiếm về lịch sử văn hóa độc đáo của Việt Nam, không phải là trang “web” bình thường; hiện có hàng trăm tư liệu quý chưa đưa lên mạng. Xin thử coi vào mục “tưởng niệm”, hiện đã có những phim phỏng vấn những người nổi tiếng như Văn Cao, Phùng Quán, Phạm Duy, Trần Văn Khê và sẽ tiếp tục đưa lên nhiều tư liệu quý nữa. Hay thử coi mục “Giáo dục” đã thử đưa lên một vài bài về nghiên cứu giáo dục từ “phương pháp dạy và học” đến “Chân dung người thầy thế kỷ XX”, nhất là về “lương sư hưng quốc”. Cũng nên quan tâm đến bốn chương trình cùng nhau: "Cùng nhau quảng bá sự thật lịch sử chủ quyền ra thế giới"; "Cùng nhau quảng bá Bếp Việt ra thế giới"; "Cùng nhau đem dân ca - hát thơ vào trường học" và cùng nhau xây dựng chương trình "Ngàn thanh niên thế kỷ XXI", mỗi người một kế hoạch nhỏ góp phần xây dựng Việt Nam thành cường quốc biển.

Trang mạng này đang cần nhiều sự hỗ trợ về tài chánh và nhân lực để đưa lên nhiều tài liệu quý vốn đã có cũng như cho “Quỹ Văn hóa Giáo dục” có nhiều học bổng khuyến học về “Hoàng Sa học” cũng như làm luận văn, luận án tiến sĩ…

QUỸ VĂN HÓA GIÁO DỤC HÃN NGUYÊN NGUYỄN NHÃ ĐỒNG HÀNH CÙNG HIỆP HỘI ẨM THỰC VÀ DU LỊCH VIỆT NAM VÀ CÁC HOẠT ĐỘNG CỦA ĐOÀN NGHỆ NHÂN ẨM THỰC DÂN GIAN VIỆT NAM THAM GIA ĐẠI HỘI ẨM THỰC ĐƯỜNG PHỐ THẾ GIỚI - CHI TIẾT TẠI AMTHUC.NET.VN

Chủ nhật, 13 Tháng 7 2014 11:55
User Rating: / 0
PoorBest 
Share on Facebook

Phim tư liệu về lễ giỗ và chương trình thơ nhạc kỷ niệm chí sĩ nhà thơ yêu nước Nguyễn Đình Chiểu tại Trung tâm Văn hóa Thể thao Tân Bình ngày 12/07/2014.

[DSC03422%255B2%255D.jpg]

Nguyễn Đình Chiểu, tự là Mạch Trạch, hiệu là Trọng Phủ, Hối Trai, sinh tại làng Tân Khánh, huyện Bình Dương, tỉnh Gia Định (nay thuộc phường Cầu Kho, Q. 1, TP. Hồ Chí Minh). Tuổi niên thiếu, từ 12 đến 19 tuổi, Nguyễn Đình Chiểu sống và học tập ở Huế. Nhưng năm 21 tuổi (1843), Ông lại thi và đỗ tú tài ở trường thi Gia Định. Năm 25 tuổi, Ông trở ra Huế học tập, chờ khoa thi Kỷ Dậu (1849), chưa kịp thi thì được tin mẹ mất. Trên đường về chịu tang, vì quá buồn lo khóc thương mẹ, Ông lâm bệnh và mù cả hai mắt.

Về lại Gia Định, sau khi mãn tang mẹ, Nguyễn Đình Chiểu chuyển sang học thuốc, chữa bệnh cho dân, mở trường dạy học, vừa sáng tác thơ văn. Truyện Lục Vân Tiên mà nhiều nhà nghiên cứu cho là có mang tính chất tự truyện đã nhanh chóng được phổ biến rộng rãi trong nhân dân, nhất là ở Nam Kỳ. Truyện lên án bọn người độc ác, xấu xa, tráo trở, gian manh, bất nhân, bất nghĩa, đồng thời ngợi ca những tấm lòng nhân hậu, thủy chung. Năm 1859, giặc Pháp đánh chiếm Gia Định. Nhà thơ lánh về quê vợ ở Cần Giuộc (Long An). Âm vang của trận công đồn diệt bọn “Tây dương” tại nơi đây đã gợi lên cảm hứng để Ông viết áng văn bất hủ “Văn tế nghĩa dân chết trận Cần Giuộc”, ngợi ca những người nông dân chân đất anh hùng xả thân vì sự nghiệp cứu nước. Năm 1861, giặc Pháp đánh chiếm Cần Giuộc, Gò Công, Định Tường, Ông phải “tị địa” về Ba Tri, Bến Tre. Tại đây, Ông tiếp tục dạy học, bốc thuốc chữa bệnh cho dân và sáng tác thơ văn cho đến cuối đời.

Vì mù, không thể cầm gươm, cầm giáo được, Ông đánh giặc bằng ngòi bút “Chở bao nhiêu đạo thuyền không khẳm. Đâm mấy thằng gian bút chẳng tà”. Ông trao đổi thư từ với Trương Định, liên hệ với nhiều sĩ phu yêu nước lúc bấy giờ như Nguyễn Thông, Phan Văn Trị... Tuy không sinh ra ở đất Bến Tre, nhưng hơn một phần tư thế kỷ sống và lao động nghệ thuật cần mẫn, cứu người giúp đời, gắn bó chặt chẽ với nhân dân Ba Tri, Nguyễn Đình Chiểu có một uy tín và ảnh hưởng sâu rộng trong đồng bào Bến Tre về phương diện nhân cách, tư tưởng, văn chương.

Ông là người mở đầu cho dòng văn chương yêu nước Việt Nam chống Pháp xâm lược ở nửa sau thế kỷ XIX. Thơ văn Ông gắn chặt với những biến cố lớn lao của đất nước lúc bấy giờ. Đó là Chạy Tây (1859), Văn tế nghĩa dân chết trận Cần Giuộc (1861), Cáo thị, Thảo thử hịch, Thư gửi cho em, Mười hai bài thơ điều Trương Định (1864), Mười hai bài thơ điếu Phan Tòng (1868), Văn tế nghĩa sĩ trận vong Lục tỉnh (1874) và hai tập truyện thơ dài Dương Từ, Hà Mậu và Ngư tiều y thuật vấn đáp.

Tuy Nguyễn Đình Chiểu sáng tác ở nhiều thể loại, thể tài, nhưng thành công nghệ thuật nổi bật nhất phải nói đến truyện thơ Nôm và văn tế Nôm. Ngôn ngữ nghệ thuật bình dị, giàu tính nhân dân cùng những hình tượng nhân vật sinh động trong nhiều thể loại, khiến ngòi bút của Ông có sức thu hút mạnh mẽ người đọc, nhất là đối với nhân dân miền Nam. Sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu đã góp phần bồi đắp tâm hồn dân tộc, nâng vị trí của văn học miền Nam lên ngang tầm văn học cả nước. Ông là người kết thúc một cách rực rỡ văn học của giai đoạn trước đó và mở đầu cho dòng văn chương yêu nước chống xâm lược.

Đã có không ít giai thoại lưu truyền ở vùng này về lối sống, cách đối nhân xử thế, về thái độ của Ông đối với kẻ thù dân tộc, về việc truyền thụ kiến thức, đạo đức cho học trò, về việc thẳng thừng chối từ những bổng lộc mà người Pháp muốn ban phát cho Ông, mà trong thực tế là để mua chuộc Ông. Nếu “văn tức là người”, thì ở Nguyễn Đình Chiểu điều đó hoàn toàn nhất quán, do vậy lòng yêu kính nhà thơ càng nồng đượm hơn. Ông mất tại Ba Tri năm 1888. Đồng bào Ba Tri thường nhắc: ngày đưa Nguyễn Đình Chiểu về nơi an nghỉ cuối cùng có đông đảo nhân dân quanh vùng, có những bạn bè, học trò, thân chủ được Ông chữa khỏi bệnh, những người mến mộ tài đức Ông... đều có mặt. Hôm ấy, cánh đồng An Bình Đông, nay là An Đức, trắng xóa khăn tang.

Lắng nghe các bài hát được phổ nhạc trích từ "Trường ca Giáo dục Gia đình và Văn hóa Quốc đạo"

Tải về HN3Portal
(ứng dụng di động miễn phí dành cho Android)

Tải về ứng dụng di độngTải về ứng dụng di động

để luôn cập nhật thông tin về Quỹ Văn hóa Giáo dục Hãn Nguyên Nguyễn Nhã mọi lúc mọi nơi.

Số lượng truy cập

We have 83 guests and no members online

908002
TodayToday292
YesterdayYesterday358
This WeekThis Week1117
This MonthThis Month8479
All DaysAll Days908002
Highest 02-01-2024 : 4228

Free counters!