• Hình động trên cùng 1

Đây là kho tư liệu quý hiếm về lịch sử văn hóa độc đáo của Việt Nam, không phải là trang “web” bình thường; hiện có hàng trăm tư liệu quý chưa đưa lên mạng. Xin thử coi vào mục “tưởng niệm”, hiện đã có những phim phỏng vấn những người nổi tiếng như Văn Cao, Phùng Quán, Phạm Duy, Trần Văn Khê và sẽ tiếp tục đưa lên nhiều tư liệu quý nữa. Hay thử coi mục “Giáo dục” đã thử đưa lên một vài bài về nghiên cứu giáo dục từ “phương pháp dạy và học” đến “Chân dung người thầy thế kỷ XX”, nhất là về “lương sư hưng quốc”. Cũng nên quan tâm đến bốn chương trình cùng nhau: "Cùng nhau quảng bá sự thật lịch sử chủ quyền ra thế giới"; "Cùng nhau quảng bá Bếp Việt ra thế giới"; "Cùng nhau đem dân ca - hát thơ vào trường học" và cùng nhau xây dựng chương trình "Ngàn thanh niên thế kỷ XXI", mỗi người một kế hoạch nhỏ góp phần xây dựng Việt Nam thành cường quốc biển.

Trang mạng này đang cần nhiều sự hỗ trợ về tài chánh và nhân lực để đưa lên nhiều tài liệu quý vốn đã có cũng như cho “Quỹ Văn hóa Giáo dục” có nhiều học bổng khuyến học về “Hoàng Sa học” cũng như làm luận văn, luận án tiến sĩ…

QUỸ VĂN HÓA GIÁO DỤC HÃN NGUYÊN NGUYỄN NHÃ ĐỒNG HÀNH CÙNG HIỆP HỘI ẨM THỰC VÀ DU LỊCH VIỆT NAM VÀ CÁC HOẠT ĐỘNG CỦA ĐOÀN NGHỆ NHÂN ẨM THỰC DÂN GIAN VIỆT NAM THAM GIA ĐẠI HỘI ẨM THỰC ĐƯỜNG PHỐ THẾ GIỚI - CHI TIẾT TẠI AMTHUC.NET.VN

Thứ năm, 03 Tháng 4 2014 22:45
User Rating: / 0
PoorBest 
Share on Facebook

Bản tham luận trong Diễn đàn khoa học “Sử học Việt Nam trước nhiệm vụ bảo tồn & phát huy di sản văn hoá dân tộc” do Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam tổ chức ngày 22/08/2007 tại Tp.HCM.

Sau 7 năm hoạt động dưới hình thức CLB Ca Trù & Hát thơ, chúng tôi nhận thấy ca trù là một loại hình nghệ thuật, âm nhạc thính phòng rất độc đáo. Song sự bảo vệ, khôi phục lại loại hình nghệ thuật độc đáo này gặp nhiều khó khăn, vừa kén người nghe và lại càng kén người hát, người đàn! Các nho sĩ xưa khi thi Hương , thi Hội, thi Đình phải làm thơ, dĩ nhiên rất yêu thơ truyền thống và rất mong những bài thơ làm ra được hát để mình nghe. Sau này thời Pháp thuộc các đào nương sống được là nhờ các ca quán và các quan viên khi có dịp như  giỗ chạp, thượng thọ… vẫn mời đào nương về hát tại nhà. Khi xưa, các làng thường cấp ruộng cho các đào nương sinh sống. Như thế dễ dàng có các đào nương chuyên nghiệp. Đến nay nếu không có cơ chế nào cụ thể để đưa ca trù vào cuộc sống, công việc bảo tồn di sản  văn hoá phi vật thể quí báu này sẽ khó mà thành công.

Những nơi vốn là những cái nôi của ca trù như Hà Nội, Nghệ Tĩnh, tuy có điều kiện thuận lợi hơn cũng đang gặp nhiều khó khăn để đem ca trù vào cuộc sống. Nếu chỉ với những hoạt động câu lạc bộ thì may ra hàng tuần có một vài lần biểu diễn, cũng không thể nuôi sống những nghệ sĩ chuyên nghiệp.

Vấn đề đặt ra trong hoàn cảnh hiện nay, làm thế nào đưa ca trù vào cuộc sống? Khi Ca trù đã vào cuộc sống thì ca trù sẽ tồn tại. Tại những nơi không phải là cái nôi của Ca trù, chưa có thói quen nghe Ca trù, ngay như Tp. Hồ Chí Minh, Sài Gòn xưa dù đã có mạch ngầm Ca trù, cũng phải nghĩ đến cách nào thích ứng với hoàn cảnh. Người ta chỉ nghe vài ba tiết mục hát Ca trù. Và như thế loại hình hát thơ, hát bằng những làn điệu dân ca, ca cổ ba miền sẽ giúp những người chưa quen nghe Ca trù có thể thưởng thức dễ dàng hơn.

Khi xưa, thể loại Ả phiền của ca trù với 36 giọng từ sa mạc, bồng mạc, xướng tế, đò đưa, huê tình, trống quân, nói sử, kể chuyện, thổng, hát cách chèo, chầu văn, hãm, tỳ bà, cung bắc… Một bài thơ lục bát chắp nhặt mà thành với các làn điệu ca cổ, dân ca Miền Bắc. Hát thơ mà chúng tôi khởi xướng từ năm 2000 là thơ nhất là thơ lục bát, song thất lục bát được hát với các làn điệu ca cổ, dân ca ba Miền, rất thích ứng với mọi nơi, mọi lúc với những vần thơ phù hợp và các làn điệu, đàn thích hợp. Hát thơ có thể dùng đàn đáy song cũng có thể dùng các loại đàn khác phù hợp với các làn điệu dân ca, ca cổ ba miền.

Ca trù & Hát thơ ẩm thực truyền thống sẽ là mô hình sinh hoạt văn hóa bảo vệ có hiệu quả di sản văn hóa phi vật thể của Việt Nam. Bảo vệ di sản văn hóa vật thể thì phải trùng tu bảo vệ tôn tạo. Bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể thì phải sưu tầm nghiên cứu & phát huy và vận dụng vào cuộc sống.

Lấy văn hoá ẩm thực truyền thống nuôi dưỡng nghệ thuật Ca trù & hát thơ là một mô hình có tính sáng tạo!

Ẩm thực truyền thống Việt Nam có tiềm năng rất lớn. Tinh hoa ẩm thực vẫn ở trong các gia đình. Việc bảo tồn và phát huy các món ăn truyền thống cũng rất cần thiết như việc bảo tồn và phát huy Ca trù và ca cổ dân nhạc Việt Nam. Chính vì vậy những người sáng lập Viện Nghiên Cứu Ẩm Thực Việt Nam cũng như Hát thơ Việt Nam khởi xướng việc giới thiệu các món ăn truyền thống đi đôi với việc khôi phục ca trù sống trước hết tại gia đình.

KHỞI XƯỚNG THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH CA TRÙ & HÁT THƠ ẨM THỰC TRUYỀN THỐNG VIỆT NAM

Chương trình Ca trù & hát thơ ẩm thực truyền thống Việt Nam mang tính đậm đà bản sắc dân tộc có thể dễ dàng đưa đến từng gia đình, trường học, cơ quan, các công ty, mỗi khi gia đình, trường học, cơ quan, công ty có ngày hội như  mừng sinh nhật, thượng thọ, kỷ niệm ngày truyền thống tức là những ngày lễ của gia đình, trường học, cơ quan, công ty, hay họp bạn… Chương trình cũng phục vụ rất tốt cho khách du lịch cũng như các đoàn tham quan văn hoá lịch sử Việt Nam tại TP HCM. Những bài hát nói, bài thơ lục bát, song thất lục bát sáng tác theo chủ đề phù hợp. Tại trường học từ lớp mẫu giáo đến lớp 12 ở Việt Nam đều học rất nhiều thơ. Hát thơ ngoại khoá hay chính khóa sẽ rất sinh động cho học sinh học môn Tiếng Việt, môn Văn mà vô hình chung học sinh lại tiếp cận với âm nhạc truyền thống. Nếu như có dịch vụ ẩm thực  truyền thống phục vụ các buổi liên hoan, sẽ góp phần xây dựng một nền văn hoá tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc!

Sau khi giới thiệu chầu Ca trù cỗ giỗ (Bắc), tái hiện ca trù ngày giỗ để Cô Alíenor Anisensel, người đang chuẩn bị luận án Tiến sĩ Ca trù ở Pháp đến chứng kiến vào ngày  19/7/2007 tại nhà Cụ Đỗ Văn Xoang, tại Nhà Hàng đặt nấu ăn Phúc Lộc Thọ, 61 đường Tân Trang, Quận Tân Bình, TPHCM, Chúng tôi vẫn tiếp tục giới thiệu mỗi thứ hai đầu tháng chương trình ca trù ẩm thực các món ăn truyền thống như phở, chả cá, bún thang, bún bò Huế, phở tíu Mỹ Tho, chả giò tôm cua thịt thật đặc sắc, cũng như các cỗ truyền thống khác như cỗ Tết, sinh nhật, tân gia, tân khoa, kỷ niệm ngày cưới, ngày truyền thống, họp bạn…

Trong thời đại công nghiệp hoá, các gia đình không còn giữ được truyền  thống nấu ăn, nên rất cần xuất hiện các dịch vụ phục vụ.

Ca trù & hát thơ ẩm thực truyền thống Phúc Lộc Thọ có thể đem đến từng nhà nếu được yêu cầu đăng ký. Giá mỗi phần ăn từ 50.000đ đến 100.000đ.

Tại các nhà hàng khác có liên hệ với Nhóm nghệ sĩ Ca trù & Hát thơ Lạc Việt cũng sẽ tổ chức chương trình Ca trù & hát thơ ẩm thực truyền thống.

LÀM THẾ NÀO PHÁT TRIỂN MÔ HÌNH CA TRÙ & HÁT THƠ ẨM THỰC TRUYỀN THỐNG VIỆT NAM?

Sau khi tham dự chầu Ca trù ẩm thực cỗ giỗ Bắc bộ ngày 19/07/2007 tại nhà hàng Phúc Lộc Thọ mà chủ nhân là Ông Đỗ Văn Xoang, 82 tuổi, vốn trước đây trong ngày Giỗ các thân sinh đã tổ chức ca trù tại nhà và ăn cỗ giỗ, Báo Lao Động số 174 ngày 30/07/2007 đã có bài viết của Việt Cường: Ca trù và ẩm thực:

“Nghe có vẻ lạ tai nhưng lại là một dự án khả thi.Nghệ thuật ca trù được kết hợp với ẩm thực Bắc bộ để trở thành một mô hình văn hoá mới”…. “Nhiều người tin rằng hình thức kết hợp này sẽ thành công. Cho dù có thể xuất hiện những loại không phải ca trù truyền thống nhưng nó sẽ giúp cho người nghe, đặc biệt là thế hệ  trẻ có nhận thức sâu hơn về truyền thống âm nhạc dân tộc...”

"GSTS Trần Văn Khê dự buổi ca trù ẩm thực cỗ giỗ phát biểu rằng ông cũng rất thích ẩm thực Việt Nam, song nghệ thuật ẩm thực và ca trù là hai thứ phải tách bạch…  Vốn đã từng thấy tạ nhà hàng có phần biểu diễn nhạc dân tộc mà thấy tủi cho họ. Họ chơi mà chẳng ai nghe! Với hình thức mới này, nghe rồi mới ăn, ca trù lẫn ẩm thực được tôn vinh, GSTS Trần Văn Khê tin tuy khó kết hợp, song dần dà sẽ thành công...

“Nhà nghiên cứu Nguyễn Nhã thì cho rằng ca trù ẩm thực là hình thức hoàn toàn mới… Hát những bài thơ tôn vinh ẩm thực truyền thống Việt Nam, chính sẽ thấy ca trù được tôn vinh rõ ràng nhất”.

Như thế trong thời gian vừa qua, nhiều bài hát nói thơ lục bát tôn vinh ẩm thực Việt Nam như “Hát nói Phở” của nhà nghiên cứu văn học Nguyễn Quảng Tuân, Hát nói Tôi yêu Phở của Hãn Nguyên Nguyễn Nhã. Ông Nguyễn Quảng Tuân đã hứng làm ngay bài Hát nói Phở ngay khi thấy Ông Hãn Nguyên làm bài Hát nói Tôi Yêu Phở và bài thơ lục bát Bài Ca Mười Thương Phở, Anh yêu Phở. Có lẽ đây là lần đầu tiên Phở được tôn vinh bằng những thể loại thơ rất Việt Nam như vậy.

Kế đó là những bài Hát nói Chả cá của Nguyễn Quảng Tuân, Hát Nói chả cá Hà Nội, Hát nói chả cá Sàigòn, Hát nói chả cá Việt Nam và bài thơ Lục bát Tôi yêu chả cá của Hãn Nguyên Nguyễn Nhã. Rồi còn nhiều bài hát nói, thơ lục bát tôn vinh các món ăn Việt Nam như Hát nói khen tặng Bún Việt Nam, Hát nói Bún thang, Bún bò Huế…..

Những bài hát nói đương nhiên được hát ca trù. Các bài thơ lục bát, song thất lục bát, các loại thơ cổ đều có thể hát các thể loại ca trù như hát muỡu, hát ru, xẩm huê tình, hát thổng, hát hãm, gửi thư, tì bà hành… Những bài thơ lục bát hay song thất lục bát lại có thể hát thơ với hát hàng trăm làn điệu dân ca, ca cổ ba miền như quan họ, xẩm, ví, lý, hò ,ví dặm Nghệ Tĩnh, ca Huế, bài chòi xứ Quảng, tài tử, vọng cổ, dân ca Nam Bộ, chầu văn Bắc...

Sau khi nghe NS Vũ Huy Dự hát xẩm tàu điện và hát chầu văn Bài ca Mười thương Phở của Hãn nguyên Nguyễn Nhã trong buổi nói chuyện về Phở cho hàng trăm con em Việt Kiều về thăm quê hương tại Công Ty Minh Trân ở Quận Tân Bình, TPHCM, Ông Lý Quí Trung, chủ nhân Phở 24, nói rằng đến ngày Kỷ niệm thương hiệu Phở 24 sẽ tổ chức hát thơ về Phở.

Trong Buổi hát Ca trù & Hát Thơ ẩm thực Phở tại nhà hàng đặt nấu ăn Phúc Lộc Thọ, quận Tân Bình, ngày 6-8-2007, TS. Trương Minh Nhật, Vụ trưởng Tuyên Giáo Trung Ương, đặc trách Phía Nam, phát biểu: “Tôi rất hoan nghênh mô hình văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc này. Tôi sẽ có ý kiến với Trung Ương cũng như với Thành Phố để mô hình văn hoá này phát triển.”

Các nghệ sĩ CLB Ca trù & Hát thơ Lạc Việt đã từng đến hát thơ những vần thơ theo các điệu dân ca lý, hò mà các lớp đang học tại Trường Trung Học Cơ Sở Ngô Sĩ Liên, Quận Tân Bình. Chính các học sinh Trường Ngô Sĩ Liên đã hát thơ tại Đêm Ca trù & Hát thơ tại Câu Lạc Bộ Việt kiều tại KS Equatorial, Q.5, TPHCM hay tại Ngày Hội Giỗ Quốc Tổ Hùng Vương ở Vườn Bách Thảo TP.HCM. Tại buổi hát thơ ngoại khoá trường THPT. Trần Hữu Trang, Q.5, TPHCM, những bài thơ học sinh lớp 10 đang học như bài Phú Bạch Đằng Giang được hát thơ thể phú, bài Tì bà hành được hát ca trù; bài thơ lục bát Việt Bắc của Tố Hữu đang được dạy lớp 12 được hát điệu lý Tình tang và chầu văn Huế, những vần thơ Kiều, ca dao được hát các điệu lý, hò ba Miền…

Muốn phát triển mô hình Ca trù & hát thơ ẩm thực thì trước hết phải quảng bá cho mọi người biết qua các phương tiện truyền thông, được các cơ quan nhà nước Trung ương cũng như Thành phố ủng hộ như lời phát biểu của TS Trương Minh Nhật. Sau đó phải được các doanh nhân tài trợ và các doanh nhân nhập cuộc thực hiện các dịch vụ các chầu ca trù & hát thơ ẩm thực.

Muốn khôi phục ca trù thì như GS Hoàng Như Mai phát biểu trong chầu ca trù mừng thuợng thọ 90 tuổi GS Trần Văn Giàu, rằng phải đem hát nói Ca trù dạy cho học sinh các trường phổ thông. Song nếu các môn Tiếng Việt, Văn học được đổi mới cách dạy, đem hát thơ minh hoạ chính khóa hay ngoại khoá, thì ca trù & hát thơ vẫn có nhiều triển vọng phát triển.

CÁC BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN CÁC SINH HOẠT VÀ DỊCH VỤ CA TRÙ & HÁT THƠ ẨM THỰC

Các CLB Thơ Ca tại các quận huyện, các hội thi thơ ngoài thơ mới, nên khuyến khích sáng tác các thể loại thơ truyền thống dân tộc như lục bát, lục bát biến thể, song thất lục bát, hát nói. Ngoài ngâm thơ nên tổ chức hát thơ như một số đêm thơ đã thực hiện tại TP HCM như các buổi sinh hoạt thơ ca tại Nhà văn Hoá Phú Nhuận trong thời gian vừa qua.

Sinh hoạt câu lạc bộ mang tính nghiệp dư, nên phải hình thành cơ chế chuyên nghiệp về Ca trù & hát thơ như nhà hát Ca trù & hát thơ, với các đoàn chuyên nghiệp Ca trù & hát thơ.

Song hành chúng ta có thể thực hiện các sinh hoạt và các dịch vụ Ca trù & hát thơ ẩm thực như:

Một là dịch vụ chầu Ca trù & hát thơ ẩm thực tại các gia đình nhất là phát triển các Quà tặng chầu Ca trù & hát thơ ẩm thực nhân dịp mừng thượng thọ, sinh nhật, ngày giỗ, tết, kỷ niệm ngày cưới… cho những người thân của mình.

Thông thường người ta chỉ tổ chức Lễ ăn mừng, khoản đãi tiệc, không đặt nặng văn nghệ mà chỉ có thể văn nghệ giúp vui. Nếu đặt chầu Ca trù & hát thơ ẩm thực thì Ca trù và hát thơ là chương trình quan trọng. Nghe Ca trù & hát thơ hoặc chỉ hát thơ các làn điệu từng Miền Bắc, Trung, Nam thậm chí các làn điệu từng địa phưong như Nghệ Tĩnh, Xứ Quảng, Miền Nam Trung Bộ, Nam bộ… Sau đó cỗ đặt cũng phải đúng Cỗ Bắc hay Trung hay Nam Bộ truyền thống như Giò, nem, ninh, mọc… Dịch vụ này nếu phát triển sẽ đi vào cuộc sống hàng ngày. Như thế Ca trù & hát thơ sẽ nhanh chóng đi vào chuyên nghiệp.

Hai là dịch vụ chầu ca trù & hát thơ ẩm thực vinh danh các món ăn độc đáo như phở, chả cá, bún thang, bún ốc, bún bò Huế, hủ tíu Mỹ Tho nhân kỷ niệm ngày truyền thống các thương hiệu phở, chả cá, bún bò Huế, Hủ tiếu Mỹ Tho hoặc thường xuyên phục vụ khách du lịch tại các cửa hàng nổi tiếng phở, chả cá …

Ba là chầu ca trù & hát thơ tại các Lễ hội, hội thi ẩm thực như Lễ hội trái cây, ruợu, phở… Các thành phố lớn, các hội đoàn có thể tổ chức Lễ hội du lịch ẩm thực, với sự tham gia của ca trù & hát thơ ẩm thực.

Bốn là dịch vụ chầu ca trù & hát thơ ẩm thực với chủ đề kỷ niệm, liên hoan ngày truyền thống, thành lập các công ty, xí nghiệp hay chào mừng thành tích, nhận huy chương của các cơ quan, xí nghiệp…

Năm là chầu ca trù & hát thơ ngoại khóa hay chính khóa cho môn Tiếng Việt, văn học, văn hóa từng khối lớp tại các trường phổ thông cũng như các trường cao đẳng, đại học. Có thể ấn hành các loại băng hình hay nghe về ca trù & hát thơ của chương trình thơ đang được dạy học.

Tất cả thơ, nghệ sĩ hát đã sẵn sàng. Nhà hàng lo dịch vụ cũng đã sẵn sàng vào cuộc. Vấn đề chỉ còn lại là sự hưởng ứng, quảng bá và những nhà tổ chức vào cuộc.

Thực hiện rộng rãi được mô hình Ca trù & Hát thơ ẩm thực, chúng ta thực sự bảo vệ được di sản văn hóa dân tộc phi vật thể là ca trù và ẩm thực truyền thống Việt Nam. Như thế chúng ta sẽ góp phần xây dựng nền văn hoá đậm đà bản sắc dân tộc như Nghị Quyết Trung Ương V đã vạch ra.

Hãn Nguyên Nguyễn Nhã, Tiến sĩ sử học

Chủ Nhiệm Câu Lạc Bộ Ca Trù & Hát Thơ Lạc Việt

Lắng nghe các bài hát được phổ nhạc trích từ "Trường ca Giáo dục Gia đình và Văn hóa Quốc đạo"

Tải về HN3Portal
(ứng dụng di động miễn phí dành cho Android)

Tải về ứng dụng di độngTải về ứng dụng di động

để luôn cập nhật thông tin về Quỹ Văn hóa Giáo dục Hãn Nguyên Nguyễn Nhã mọi lúc mọi nơi.

Số lượng truy cập

We have 103 guests and no members online

913332
TodayToday201
YesterdayYesterday187
This WeekThis Week1198
This MonthThis Month4568
All DaysAll Days913332
Highest 02-01-2024 : 4228

Free counters!